Bài viết nghiên cứu từ khóa này được mình chia sẻ lại dựa theo bài viết Nghiên cứu từ khóa cho Niche Site – Keyword Research trong loạt bài viết SEO cho Niche Site của Khuê Trần. Có thể những kiến thức trong bài viết này chưa thật sự chính xác, nhưng mình lưu giữ nó để bản thân mình có và dễ dàng tìm lại khi cần. Đồng thời cũng muốn chia sẻ lại cho những độc giả trên blog của mình có thêm kiến thức về SEO.
Mỗi khi nói đến SEO, tất cả mọi người sẽ nhắc đến backlink, content, social signal,… nhưng lại 1 lần nữa mình nhắc lại, cơ sở của việc SEO phải dựa trên việc nghiên cứu từ khóa – keyword research. Muốn đi link có hiệu quả, tạo content, thậm chí là việc đầu tiên của mỗi niche site là mua tên miền, bạn đều phải làm 1 việc rất quan trọng từ trước đó chính là keyword research đây là điều mình đã nói ở bài viết: SEO cho Niche Site: Backlink
[ads-in-article]
Nếu bạn không thực hiện công việc keyword research thì tốt nhất là không làm những việc còn lại của SEO.
Từ khóa sẽ cho bạn biết bạn cần làm gì khi SEO, giúp bạn xác định đối tượng mà bạn nhắm tới nghĩ gì, muốn gì, lo lắng điều gì,… bởi vì đối tượng mà bạn nhắm tới là người gõ những gì họ muốn, họ cần, họ quan tâm vào ô tìm kiếm.
Lợi ích của keyword research
Nếu bạn biết rõ những từ khóa mà khách hàng – đối tượng bạn nhắm tới thường hay tìm kiếm, bạn không chỉ có được traffic từ máy tìm kiếm mà hơn thế nữa, bạn hiểu khách hàng của bạn muốn gì, nghĩ gì qua đó bạn đã chiến thắng được đối thủ cạnh tranh.
Quá trình nghiên cứu từ khóa của hầu hết SEOer
Bước 1: Xác định 1 vài từ khóa mà khách hàng tiềm năng thường hay tìm kiếm
Bước 2: Nhập những từ khóa đó vào Google Keyword Planner (GKP)
Bước 3: Chọn 1 hoặc 1 số từ khóa dựa trên sự tương ứng mang tính tương đối giữa khối lượng tìm kiếm, độ cạnh tranh và buyer keyword (từ khóa có tính liên quan đến người mua: keyword + giá rẻ, mua + keyword +ở đâu?,…)
Nhưng không đơn giản như vậy nên hầu như tất cả mọi người đều nghĩ rằng mình đang nghiên cứu từ khóa nhưng 70% trong số họ vẫn chọn từ khóa theo cảm tính hoặc làm sai keyword research, đa số là newbie nên phần lớn họ thất bại ngay từ trước khi bắt đầu làm niche site.
Khi bạn làm đúng keyword research, bạn sẽ tiến hành các bước tiếp theo đó là tạo content, tối ưu onpage, đi link, tối ưu CR,… kết quả nhận được là từ khóa đạt thứ hạng cao, sale, commission,…
Nhưng trước thực hiện keyword research, bạn cần xác định niche market, nói đúng hơn là khoanh vùng lĩnh vực mà bạn chọn.
Sau khi đã xác định được niche market bạn mới tiến hành tìm ra những từ khóa mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa biết đến hoặc chưa tối ưu với từ khóa đó.
Vậy thế nào là market, thế nào là niche? Bạn có thể hiểu qua 1 vài ví dụ dưới đây:
Market:Health and fitness
Niche : Musclebuilding
Sub-niche: Musclebuilding for men
Micro-niche: Musclebuilding for men over 40
Micro-microniche: Musclebuilding for men over 40 who have kids
Market:Relationship
Niche : Dating
Sub-niche: Dating for men
Micro-niche:Dating for menover 40
Micro-microniche: Dating for menover 40 who have kids
Sai lầm lớn của rất nhiều bạn mới bắt đầu làm niche site đó là không phân biệt được đầu là market, đâu là niche và đâu là sub niche. Họ thường có tâm lí chọn niche rộng (market) để có thể promote được nhiều loại sản phẩm hơn, qua đó thu về nhiều lợi nhuận hơn!!!
Và như vậy, đối với chúng ta, những người làm niche site hay cá nhân mình, sẽ không dại gì chọn market bởi nó quá rộng, mình sẽ chọn sub niche hoặc micro niche để dễ tập trung và tìm ra những từ khóa tốt nhất cho mình.
Bắt đầu keyword research từ niche market
Niche market là gì?
Niche market là 1 phần hay 1 chuyên mục của niche. Ví dụ market của bạn là basketball thì một số niche market sẽ là
- Basketball socks
- Basketball confidence
- Basketball accessories
Như tiến trình đã đưa ra ở trên, khi xác định được niche market, hầu hết mọi người mang nó vào GKP để xem có cái gì trong đó, yếu mạnh gì không!
=> Đó là sai lầm lớn!
Bởi vì GKP chỉ đưa ra những từ khóa cực kì sát với từ khóa chính, điều này giết chết ý tưởng về những từ khóa, giới hạn người làm keyword research vào 1 vòng rất hẹp.
Chẳng hạn, khi bạn nghĩ tới basketball, bạn có thể liên tưởng đến những từ khóa không hề chứa từ basketball nhưng đó lại là những từ khóa quan trọng và đôi khi là từ khóa tốt, ví dụ: NBA, Michael Jordan, Hoop, Dribble, free throw,…
Nhưng nếu dùng GKP thì bạn sẽ chỉ được gợi ý những từ khóa cực kì sát như: basketball games, basketball game, spalding basketball, college basketball,…
Những từ khóa này rất sát với từ khóa chính nhưng có độ cạnh tranh cao hoặc không phải là từ khóa mang lại lợi ích hay dễ dàng rank.
Một điều nữa, khi bạn check 1 từ khóa với GKP, chẳng có gì quá vui mừng nếu từ khóa đó có lượng cạnh tranh trung bình hoặc thấp và lượng tìm kiếm lớn bởi đơn giản traffic đến từ longtail keyword là chủ yếu, nếu bạn thấy mọi dữ liệu bạn check đều ổn và có vẻ dễ nhưng vẫn không có traffic thì hãy hiểu rằng đối thủ của bạn đã tối ưu longtail keyword quá tốt, như vậy 1 từ khóa ngắn check bởi GKP có kết quả đẹp không nói lên được điều gì nhiều!
Nói như vậy không có nghĩa là loại bỏ tất cả những gì GKP gợi ý cho bạn mà bạn cần biết dùng GKP đúng cách.
Tìm niche market dựa vào Wikipedia
Wikipedia là công cụ rất hữu hiệu cho phép bạn nghiên cứu và chọn niche, hàng ngàn lĩnh vực được viết chi tiết và liệt kê 1 cách tổng thể tại Wikipedia vì thế sử dụng Wiki bạn có thể xác định nhanh chóng những yếu tố liên quan mật thiết với niche mà bạn đang hướng tới 1 cách tổng quan và đẩy đủ.
Giả sử 1 người nào đó quan tâm tới bệnh hen suyễn – Asthma
Truy cập: http://en.wikipedia.org/
Bạn sẽ có được 1 list khá đầy đủ những vấn đề liên quan đến chủ đề nhất định và qua đó xác định được bộ khung sườn, bạn có thể lọc từ đó để ghi lại những vấn nhất định phải có khi nói về lĩnh vực đã chọn.
Ở ví dụ này: Triệu chứng bệnh hen suyễn, nguyên nhân bệnh hen suyễn, cách phòng chống, thuốc chữa hen suyễn,… là niche market.
Longtail keyword – Nghệ thuật với những từ khóa!
Keyword được chia theo 3 loại:
- Head Keywords
- Body Keywords
- Long Tail Keywords
Head Keyword: Đây là từ khóa đơn ví dụ như “fitness” “insurance”,… những từ khóa này luôn có lượng tìm kiếm vô cùng lớn, và đôi khi “độ cạnh tranh thấp” theo GKP (thực tế là cao) nhưng trên thực tế, bạn chẳng làm gì được với nó, nhưng nó quan trọng bởi đóng vai trò là xuất phát điểm của body keyword và longtail keyword.
Body Keyword: Đây là những từ khóa 2-3 từ: muscle building techniques, muscle building exercises, muscle building foods,… loại từ khóa này thường có lượng tìm kiếm đủ lơn và độ cạnh tranh không cao bằng head keyword nhưng nó vẫn còn quá cạnh tranh bởi trên thực tế hiện nay, còn không nhiều niche “ngon” để bạn khai thác, dù là cạnh tranh trung bình nhưng với những người mới và NEW NICHE SITE thì đó vẫn còn là nấc thang “trên trời”, trừ khi bạn tìm được niche nào đó chưa có nhiều người khai thác.
Longtail keyword: “affordable life insurance for senior citizens”, “order vitamin D capsules online”, “the best muscle building regime”, “the best diet for Muscle Building”…
Đây là những từ khóa dài 4+ từ. Nếu bạn kiểm tra những từ khóa này với GKP thường không thấy có bất kì sự cạnh tranh nào và lượng tìm kiếm cũng rất thấp, nhưng hiệu quả rất cao vì nó chứa từ khóa chính, tối ưu content với từ khóa dài luôn mang về lượng traffic rất lớn từ tìm kiếm.
Vì nguyên nhân đó body keyword và longtail keyword mới là loại từ khóa mà chúng ta cần.
Vì sao?
Khi bạn sử dụng những article tối ưu cho body keyword (2-3 từ), một cách tự nhiên bạn sẽ rank được (gần như tự động) những từ khóa dài (longtail) kéo theo body keyword.
Như vậy, body keyword có thể mang về traffic từ SE nhưng lượng traffic tự nhiên rất lớn được mang về bởi longtail keyword. Thông thường người tìm kiếm tích sẽ gõ những gì họ cần chứ không phải 1 cái gì đó chung chung, thường 5-12 từ và đó là longtail, nếu bạn check GA sẽ thấy có rất nhiều từ khóa longtail mang về traffic mà thậm chí bạn chưa bao giờ biết đến nó.
Áp dụng: Thường nên có từ 30-50 article cho mỗi niche site, mỗi article ngoài giá trị nội dung cao cần tối ưu cho 1 longtail keyword nhất định.
- What muscle building techniques actually work?
- What is the truth about muscle building pills?
- What are good muscle building exercises?
- What is the best way to lose fat while still doing muscle building?
- What is the best diet for Muscle Building?
- Can muscle building affect our height?
- Should muscle building be focused on one part of the body or the entire body?
- I want to build muscles but does my alcohol intake affect?
- What are some good muscle building foods?
Hướng dẫn sử dụng Google Keyword Planner
SEO là công việc yêu cầu làm việc với những số liệu chứ hoàn toàn không thể theo cảm tính hay kết luận nào đó không dựa trên các con số. Chính vì điều này mà người làm SEO, nghiên cứu từ khóa luôn cần đến trợ giúp của các công cụ đưa ra các số liệu cần thiết, người làm SEO giỏi đúng ra là người phân tích dữ liệu giỏi, cho dù bạn có trong tay tất cả các công cụ hỗ trợ làm SEO tốt nhất hiện nay, nếu bạn không thể biến các con số thành hướng đi chính xác thì có công cụ cũng không để làm gì.
[ads-responsive]
Ở phần này mình sẽ dành nói riêng về công cụ cực kì hữu ích dành cho việc nghiên cứu từ khóa đó là GKP, đây là công cụ cung cấp cho bạn gần như đầy đủ những thông tin liên quan đến từ khóa cần phân tích, cũng lưu ý rằng đây là công cụ dành cho nhà quảng cáo Adwords do vậy có nhiều số liệu mà người làm keyword reseacrh không cần quan tâm tới.
Bước 1
1. Nếu bạn chưa có tài khoản Adwords thì việc đầu tiên cần làm là truy cập: adwords.google.com và tạo cho mình 1 tài khoản Adwords. Việc đăng ký tài khoản Adwords chỉ là những thao tác cơ bản do vậy mình không hướng dẫn chi tiết ở đây.
2. Sau khi đăng nhập vào tài khoản Adwords, truy cập GKP
3. Bạn sẽ có 4 công cụ có thể lựa chọn tuy nhiên để phục vụ cho việc nghiên cứ từ khóa, bạn chỉ cần quan tâm đến 3 tính năng sau:
- Search for new keyword and ad group ideas
- Get search volume for a list of keyword or group them into ad groups
- Multiply keyword lists to get new keyword ideas
Bạn không cần quan tâm tới tính năng “Get traffic estimates for a list of keywords” vì đây là tính năng dành cho nhà quảng cáo Adwords.
Bây giờ sẽ là hướng dẫn cụ thể cách dùng GKP để nghiên cứu từ khóa.
Bước 2
Tính năng thứ nhất: Search for new keyword and ad group ideas (Tìm kiếm ý tưởng từ khóa và nhóm quảng cáo mới)
Đây là tính năng của GKP được sử dụng nhiều nhất, mục đích là tìm ra những ý tưởng từ khóa mới tuy nhiên như ở phần đầu đã nhắc đến, GKP hiện chưa đưa ra được những từ khóa hay, hoàn toàn mới mà chủ yếu những từ khóa được gợi ý vẫn rất sát và là biến thể của từ khóa chính.
Bạn có thể nhập 1 hoặc cả 3 ô ở mục này:
Your product or service: Không nên nhập vào đây những từ khóa mà bạn biết chắc nó là head keyword bởi vì kết quả không cho bạn biết thêm được điều gì có lợi. Thông thường nhập vào ô này 2-3 từ khóa chính là những niche market mà bạn đã xác định được ở trên dựa vào wiki.
Lưu ý là từ wiki bạn phải chuyển các niche market ở đó về dạng từ khóa, ví dụ như 1 trong các niche market của asthma là “Signs and Symptoms”, nếu bạn nhập “Signs and Symptoms” thì đến con người cũng không hiểu bạn đang nói đến cái gì, vậy nên cần chuyển nó về dạng từ khóa ví dụ “Symptoms of Asthma”,… (Mình định không nhắc đến điều này nhưng nhiều newbie và người không thạo tiếng anh đã làm y như ví dụ mình nêu!)
[ads-in-article]
Your landing page: Mục này cũng để phục vụ cho nhà quảng cáo Adwords, tuy nhiên nhiên nhiều khi bạn cũng có thể dùng để tìm từ khóa, điền url hompage hoặc 1 article của bạn vào đây, hoặc để trống.
Your product category: Mục này cho phép bạn truy cập kho dữ liệu từ khóa của Google được phân chia theo các ngành công nghiệp khác nhau, nếu như bạn không thể tìm được từ khóa hợp lý bằng cách thử 2 mục trên, bạn có thể chọn niche của mình ở mục này và Google sẽ gợi ý từ khóa cho bạn.
Khi bạn đã nhập xong những từ khóa cần check, bước tiếp theo là lựa chọn target
Nếu bạn đang nghiên cứu từ khóa tiếng Việt thì cần điều chỉnh Country và Language về Việt nam, hầu hết niche site tiếp thị liên kết đều là tiếng Anh, một số bạn nhắm tới nhiều nước nói tiếng Anh khác nhau nên có thể thêm quốc gia khác ngoài US.
Negative keywords
Bạn không muốn chạy quảng cáo với những từ khóa này, đây cũng là tính năng dành cho nhà quảng cáo Adwords.
Customize your search
Keyword filters: Bạn muốn loại ra những từ khóa không đạt yêu cầu của bạn, giả sử bạn không muốn chọn từ khóa mà lượng tìm kiếm trung bình mỗi tháng nhỏ hơn 2000
Cũng tương tự nếu bạn không muốn chọn những từ khóa mà giá click nhỏ hơn 1$.
Ad impression share cũng là tính năng dành cho nhà quảng cáo Adwords
Keyword options: Một số tùy chỉnh cho việc hiển thị kết quả, tuy nhiên bạn có thể không cần quan tâm tới mục này.
Include/Exclude: Bạn có thể lựa chọn sao cho kết quả bao gồm hoặc loại trừ từ khóa nào đó theo ý bạn.
Tại sao cần loại trừ từ khóa nào đó? Khi 1 từ khóa nào đó của bạn đã có thứ hạng cao và bạn không muốn nhận kết quả liên quan đến từ khóa này thì bạn có thể dùng tính năng loại trừ từ khóa đó.
Khi bạn đã lựa chọn xong các tùy chỉnh, click Get ideas và bạn sẽ có 1 trang kết quả.
Tính năng thứ 2: Get search volume for a list of keywords or group them into ad groups (Nhận lượng tìm kiếm cho danh sách từ khóa hoặc nhóm chúng thành nhóm quảng cáo)
Sử dụng tính năng này khi bạn đã có 1 danh sách các từ khóa trong tay và bạn cần check xem lượng tìm kiếm trung bình ra sao. Thông thường khi bạn nhận dịch vụ SEO mà khách hàng yêu cầu với 1 list từ khóa thì có thể sử dụng tính năng này. Tính năng này sẽ không đưa ra cho bạn những từ khóa mới.
Bạn có thể dán trực tiếp list từ khóa hoặc upload dạng CSV.
Khi nhập từ khóa bạn cũng cần lưu ý cú pháp khi nhập nếu muốn kết quả chính xác theo cụm từ hay chính xác 100% từ khóa đã nhập.
Tính năng thứ 3: Multiply keyword lists to get new keyword ideas (Nhân danh sách từ khóa để nhận ý tưởng từ khóa mới)
Tính năng này cho phép bạn nhập những từ khóa rời rạc và nó sẽ kết hợp những từ khóa này với nhau thành tổ hợp các từ khóa. Mặc dù phần lớn là sai ngữ pháp nhưng tính năng này đặc biệt hữu ích với các trang thương mại điện tử vì nó cho phép bạn xác định cách mà người dùng có thể dùng để tìm kiếm sản phẩm.
Nhập list từ khóa thứ nhất
Nhập list từ khóa thứ hai (bạn cũng có thể thêm list thứ 3)
Khi bạn đã nhập xong, click Get search volume
Bước 3: Phân tích trang kết quả GKP
Dưới đây là 1 ví dụ trang kết quả của GKP
Có 2 tab bạn có thể lựa chọn đó là Ad group ideas (Ý tưởng nhóm quảng cáo) và Keyword ideas (Ý tưởng từ khóa)
Ở rất nhiều bài viết sẽ hướng dẫn bạn chuyển ngay sang tab Keyword ideas tuy nhiên bạn không nên bỏ qua tab Ad group ideas vì ở đây sẽ có những từ khóa tốt mà bạn cần.
Khi bạn chuyển sang tab Keyword ideas, trang kết quả sẽ như hình bên dưới
Dưới đây sẽ là giải thích ý nghĩa là các cột trong trang kết quả:
Search Terms: Là từ khóa bạn nhập vào ở bước 2
Keyword (by relevance): Là danh sách những từ khóa liên quan tới từ khóa mà bạn nhập ở bước 2
Avg. monthly searches: Là lượng tìm kiếm mỗi từ khóa theo tháng, tuy nhiên ở vài trường hợp vì từ khóa chỉ được tìm kiếm theo mùa hay sự kiện nào đó mà lượng tìm kiếm có thể rất lớn ở 1 tháng này nhưng lại rất thấp ở tháng khác do vậy tùy từng từ khóa mà bạn cần lưu ý.
Biểu đồ search trends: Khi bạn di chuột tới icon biểu đồ
Biểu đồ này sẽ cho bạn biết xu hướng tìm kiếm theo từ khóa này như thế nào trong năm vừa qua
Căn cứ vào biểu đò này bạn có thể biết được từ khóa sẽ được tìm kiếm nhiều nhất vào thời gian nào của năm, 1 số sản phẩm có xu hướng được ưa dùng nhiều hơn hay đã giảm sút,…
Competition: Mức độ cạnh tranh, bạn cần hiểu rõ từ khóa cạnh tranh cao tất nhiên là khó SEO nhưng từ khóa cạnh tranh thấp không có nghĩa là dễ SEO nếu căn cứ vào kết quả của GKP.
Vì từ khóa khó SEO nên nhà quảng cáo mới đầu tư mạnh vào từ khóa này. Vì thế mới có trường hợp từ khóa “fitness” rõ ràng là khó SEO nhưng cạnh tranh lại thấp bởi vì chỉ 1 từ khóa đơn thì CR thấp, nhà quảng cáo không đổ tiền vào từ khóa ngắn như thế do vậy GKP đánh giá là cạnh tranh thấp nhưng trên phương diện SEO thì nó là từ rất khó.
Suggested bid: Nhà quảng cáo sẽ quan tâm tới vấn đề này hơn nhưng đối với những người làm niche site có kết hợp cả Adsense thì cũng cần quan tâm.
Bước 4: Lựa chọn từ khóa tốt
Khi bạn đã hiểu cách sử dụng GKP thì giờ là lúc chọn lựa từ khóa thích hợp để có thể tối ưu niche site của bạn xung quanh từ khóa này.
Có 3 tiêu chí quan trọng nhất cần quan tâm khi chọn từ khó đó là:
Search Volume: Càng lớn bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu
Tính thương mại: Nhiều bạn sẽ chỉ quan tâm tới lượng tìm kiếm và độ cạnh tranh mà quên mất xác định tính thương mại của từ khóa. Sẽ có những từ khóa có lượng tìm kiếm có thể lớn và cạnh tranh không quá cao nhưng không mang lại lợi ích nếu bạn đang muốn bán hay promote sản phẩm nào đó. Xác định tính thương mại của từ khóa sẽ được nói rõ hơn ở phần sau.
Độ cạnh tranh: Đánh giá mức độ cạnh tranh qua đó lựa chọn từ khóa sao cho đúng, mang lại lợi nhuận cần phải được phân tích kĩ hơn, bạn sẽ tìm hiểu ở phần sau.
Tìm Long Tail Keywords
GKP sẽ gợi ý cho bạn những từ khóa gần với từ khóa chính, kể cả bạn và đối thủ cạnh tranh nếu sử dụng GKP sẽ có kết quả như nhau bởi nó là tool chung và hầu hết những từ khóa tốt thì lại cạnh tranh cao bởi chẳng tồn tại cái gì ngon bổ rẻ bao giờ!
Vậy bạn hay đối thủ ai sẽ thắng, điều này phụ thuộc vào việc ai sẽ tìm ra những từ khóa dài tốt hơn. Vậy tìm longtail keyword thế nào?
Incoming Search Terms
Đây là chính cách bạn có thể biết được CHÍNH XÁC người dùng đã tìm kiếm theo từ khóa nào đến site của đối thủ và site của bạn.
Có 1 plugin mà được rất nhiều người sử dụng có tên SEO SearchTerms Tagging, plugin này có chức năng tự động list danh sách từ khóa mà người dùng đã tìm kiếm để đến với site của đối thủ. Dưới đây là ví dụ:
Ví dụ khi có ai đó tìm theo khóa “why stock baking soda” và click vào link ở trang kết quả tìm kiếm của Google đến với site của đối thủ, plugin này sẽ tự động thêm “why stock baking soda” và danh sách.
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những site cùng niche với bạn sử dụng plugin này theo cú pháp tìm kiếm:
“incoming search terms” + “keyword”
Ví dụ: “incoming search terms” + “asthma”
Copy tất cả và đem vào GKP:
Bạn sẽ tìm được những từ khóa dài mà trước đó bạn không hề biết đến, đây chính là những từ khóa, nếu tối ưu, bạn sẽ không có đối thủ.
Searches Related To…
Khi bạn tìm kiếm 1 từ khóa ngắn nào đó trên Google, kéo xuống dưới thường có phần Searches related to… như hình bên dưới:
Phần nhỏ này lại nằm ở dưới cùng của trang tìm kiếm nên nhiều bạn sẽ không để ý nhưng đây lại là chức năng gợi ý longtail keyword rất tuyệt vời của Google.
Chỉ cần gõ từ khóa bạn cần tìm vào ô tìm kiếm
Kéo xuống dưới, bạn sẽ nhận được 1 list các biến thể (thậm chí hoàn toàn mới) của từ khóa và thường đó là những từ khóa dài mà người dùng hay tìm kiếm với độ cạnh tranh thấp.
Thực hiện việc này nhiều lần, lấy list keyword đem vào GKP, không quá 20 phút bạn sẽ có được 3-5 từ khóa tốt.
Tìm longtail keyword dựa vào Forums
Forum là nơi chuyên dành cho thành viên thảo luận về 1 chủ đề nào đó, thông thường người dùng họ thắc mắc điều gì, họ sẽ gõ nguyên câu hỏi lên google nhưng nếu google không ra, họ sẽ gõ nguyên câu hỏi đó vào forum để hỏi hoặc thảo luận. Chính vì thế mà forum là nơi rất tốt giúp bạn tìm ra longtail keyword.
Cú pháp bạn có thể tìm đó là:
“keyword” + “forum”
“keyword” + “board”
“keyword” + “powered by vbulletin”
Bạn sẽ tìm ra những câu hỏi mà nhiều người cùng hỏi, cùng thảo luận, đó là longtail keyword.
Sử dụng Soovle.com để tìm Long Tail Keyword
Soovle.com là tool miễn phí gợi ý giúp bạn những từ khóa từ Amazon, Wikipedia, Ask.com, Google và YouTube.
Không những gợi ý mà bạn có thể download file list các từ khóa dạng CSV để thực hiện các công việc check từ khóa nhờ các tool khác.
Có 1 tool miễn phí khác có chức năng tương tự là ubersuggest.org
Ngoài ra có 1 tool rất tốt hỗ trợ nghiên cứu từ khóa có tên Longtail Pro tuy nhiên ở 1 bài khác mình sẽ viết cụ thể về tool này.
Xác định tính thương mại của keyword
Đây là sai lầm mà rất rất nhiều người khi thực hiện keyword research mắc phải khi họ chỉ chú ý đến độ cạnh tranh và lượng tìm kiếm của mỗi từ khóa mà quên đi phân chia keyword theo tính thương mại hay nói đúng hơn là có từng loại keyword phục vụ ý định của bạn.
Những người có kinh nghiệm trong việc nghiên cứu từ khóa luôn cho rằng tình thương mại của từ khóa quan trọng hơn lượng tìm kiếm của từ khóa.
Có những từ khóa mà site của bạn đứng ở top 1, mang lại traffic cực lớn nhưng CR lại rất thấp, lợi nhuận khi từ khóa đó ở top 1 mang lại không nhiều vậy tại sao? Bởi vì người làm keyword research đã chú ý đến độ cạnh tranh, lượng tìm kiếm trung bình mà không để ý đến tính thương mại của từ khóa.
Tuy nhiên chỉ cần chú ý 1 chút, bạn sẽ xác định được đâu là từ khóa bạn cần để những từ khóa đó khi lên top nhắm tới đúng đối tượng, nói đúng hơn là tiếp cận tới người cần mua sản phẩm của bạn chứ không phải để họ vào đọc, xem rồi đi ra (một phần của CRO).
Phân loại từ khóa
1. Buyer keyword
- [product name] + free shipping
- [product name] +discount
- where to buy + [product name]
- cheapest price for [product name]
- lowest price for [product name]
- best savings for [product name]
- cash back for [product name]
- coupon for [product name]
- coupon code for [product name]
- ….
Những từ khóa này có thể không có lượng tìm kiếm cao nhưng lại có CR cao.
2. Product Keywords
- Review
- Best
- Top 10
- Specific brand name (“Nike” or “Toshiba”)
- Specific product (“Macbook Pro” or “Samsung Galaxy”)
- Product category (“Wordpress hosting” or “tennis shoes”)
- Cheap
- Affordable
- Comparison
- …
Những từ khóa có kèm theo + cheap thường mang lại CR cao, khi ai đó tìm kiếm với từ khóa “cheap laptop” nghĩa là họ muốn mua 1 chiếc laptop và phù hợp với mức giá họ cần.
3. Informational Keywords
Những từ khóa hướng tới đối tượng cần thông tin thường không mang lại CR cao nhưng lại mang về traffic với những niche site cần traffic để mang lại thu nhập chẳng hạn như đặt quảng cáo adsense.
- How to
- Best way to
- Ways to
- I need to
- …
4. Kicker Keywords
Là những dạng từ khóa như:
- Free
- Torrent
- Download
- …for free
Mục đích là đánh vào tâm lý của người tìm kiếm, với niche site, những từ khóa này chỉ mang lại traffic hoặc để phục vụ cho bạn trong việc build email list.
Phân tích độ cạnh tranh của từ khóa
Khi bạn đã có được danh sách longtail keyword thu được ở các bước trên, bây giờ là lúc phân tích mức độ cạnh tranh của từng từ khóa và loại trừ những từ khóa quá khó.
Việc đầu tiên có thể là đơn giản nhất là tìm thử với từ khóa đó ở trang nhất của Google. Nếu như toàn bộ trang nhất khi tìm với từ khóa đó hiển thị nhưng site lớn, big brand,… nghĩa là bạn biết cần chuyển sang từ khóa khác. Tuy nhiên để đánh giá đúng mức độ cạnh tranh của từ khóa, bạn cần phân tích 1 cách kĩ hơn và có được những từ khóa với lượng tìm kiếm lớn và độ cạnh tranh thấp. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ cần không quá nhiều nội dung, backlink nhưng vẫn có cơ hội xếp hạng cao trên page 1.
Cài đặt SEQuake và MozBar
SEQuake và MozBar là 2 toolbar miễn phí cho phép bạn phân tích độ cạnh tranh của từ khóa nhanh và dễ dàng.
Sau khi cài đặt, khi tìm kiếm bạn sẽ thấy trang kết quả tìm kiếm Google sẽ như sau
PageRank và Page Authority
Bạn nên nhớ rằng khi quan tâm tới pagerank cần phải quan tâm tới việc không phải rank site mà là rank page. Nghĩa là pr của page quan trọng hơn pr của domain. Cũng tương tự, authority của page sẽ quan trọng hơn authority của domain.
Như vậy dữ liệu mà chúng ta cần quan tâm là PageRank (pr của page) và Page Authority (như hình bên trên).
Khi bạn tìm kiếm và “bắt được” những từ khóa mà những url trong top 10 chỉ có PA và PR thấp, điều đó có nghĩa đó là tín hiệu của từ khóa tốt, chỉ cần tối ưu content, tối ưu onpage và thực hiện build backlink tốt thì bạn hoàn toàn có thể chiếm lấy những vị trí đầu đó.
Referring Domains
Referring Domains là yếu tố quan trọng thứ 3 cần quan tâm mỗi khi check từ khóa. Thông số này bạn có thể xem ở SEQuake và được kí hiệu là “LD” (Linking Domains), SEQuake lấy thông số này nhớ SEMRush.
Bạn cũng có thể xem thông số này ở MozBar (bên cạnh PA). Thường thông số này ở MozBar và SEQuake là khác nhau, tuy nhiên thông số ở MozBar được đánh giá là tin tưởng hơn.
Bạn cũng có thể xem thông số này bằng cách kiểm tra tại ahrefs.com, tuy mất thời gian hơn là sử dụng toolbar nhưng đây được xem là dữ liệu đáng tin nhất.
Domain Authority
Như đã nói ở trên, page authority là quan trọng tuy nhiên domain authority cũng góp phần vào việc xếp hạng site, như vậy nếu ở top chỉ gồm những site với các thông số kể trên thấp, có nghĩa bạn sẽ có cơ hội vượt lên vị trí đầu.
Link Profile
Có rất nhiều site sử dụng phương pháp spam link và có thể có DA và PageRank cao và vẫn có thể xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Để cẩn thận hơn, bạn cần phân tích backlink của họ. Việc xác định chất lượng backlink của đối thủ bạn có thể xem ở bài này: SEO cho Niche Site: Backlink.
Tối ưu onpage cũng là công việc cực kì quan trọng, do vậy để phân tích kĩ độ cạnh tranh với đối thủ bạn còn cần đến xem xét xem đối thủ của bạn đã tối ưu onpage cho từ khóa đó hay chưa.
Những yếu tố cần quan tâm đó là: Title, Des” Vị trí đặt từ khóa ở title, des, số thẻ h1, h2, h3, độ dài content, mật độ từ khóa,… Nếu đối thủ chưa làm tốt việc này thì với nội dung mới và tối ưu onpage, bạn sẽ có cơ hội cạnh tranh.
Dấu hiệu khả thi nhận biết từ khóa tốt
Ngoài những yếu tố kể trên (càng thấp càng tốt) thì nếu khi check từ khóa mà bạn gặp những dấu hiệu dưới đây của những page trong top 10, bạn đã tìm được 1 từ khóa tốt:
- Page với DA, PA nhỏ hơn 10
- Page thuộc về các trang như EzineArticles, Yahoo Answers, Ehow.com, Buzzle, Squidoo lenses, Hubpages, free blog.
Ví dụ:
Chất lượng nội dung
Nên nhớ rằng nội dung là yếu tố góp phần quyết định thứ hạng. Vì thế phân tích nội dung của đối thủ cũng rất quan trọng. Khi đọc bài viết nào đó bạn cũng sẽ đánh giá được chất lượng nội dung của bài viết đó, 1 bài viết được coi là chất lượng nếu như bài viết đó được đầu tư nghiên cứu. Có nhiều bài viết chỉ đơn giản là viết quanh co hoặc giá trị nội dung thấp sẽ bị đánh tụt thứ hạng nếu có những bài viết khác tốt hơn, phân tích sâu hơn. Độ dài của bài viết cũng quan trọng, 1 bài viết chất lượng cao thường dài nhưng bài viết dài chưa chắc đã có chất lượng cao, nhiều bạn đi thuê viết bài cần xem xét vấn đề này, nếu người viết không đầu tư viết bài chất lượng mà chỉ viết cho có độ dài.
Tối ưu hóa content
Bạn đã làm công việc rất khó khăn và tốn không ít thời gian đó là nghiên cứu từ khóa. Nhưng chỉ nghiên cứu và chọn ra từ khóa thôi thì chưa đủ, nếu bạn không biết cách sử dụng thành quả của mình hoặc sử dụng không đúng cách thì nghiên cứu từ khóa cũng không để làm gì. Bây giờ là lúc biến viên nghiên cứu từ khóa thành thành quả lao động.
1. Sử dụng plugin SEO by Yoast viết article chuẩn SEO onpage
Thông thường bạn sẽ làm theo 3 bước:
1. Tìm từ khóa longtail
2. Viết nội dung tối ưu với từ khóa longtail đó
3. Đăt từ khóa vào title, des, h2,… theo tiêu chuẩn của plugin SEO by Yoast.
2. Nội dung dài và chất lượng
Tại sao nội dung dài lại quan trọng?
- Nội dung dài cung cấp cho Google nhiều thông tin về chủ đề mà bạn đang đề cập tới, nội dung dài như là thức ăn nhiều cho spider! Bài viết của bạn sẽ được Google đánh giá cao hơn.
- Nội dung dài mang nhiều thông tin do vậy tăng trải nghiệm của người dùng, chẳng hạn như bài viết này sẽ mang tới cho bạn nội dung đầy đủ về nghiên cứu từ khóa khác với 1 bài viết chỉ 400 từ.
- Nội dung dài và chất lượng sẽ được người dùng đánh giá cao qua đó có nhiều like và chia sẻ trên mạng xã hội.
Áp dụng: Đối với niche site, bạn nên có khoảng 5 article chất lượng cao ( khoảng 20-30$/bài) được viết bởi người có kinh nghiệm, tối ưu cho từ khóa và dài không dưới 2000 từ.
3. Vị trí từ khóa
Đây là chỉ mẹo nhỏ nhưng nhất định phải nói tới bởi có rất nhiều bạn chưa biết tới điều này. Khi bỏ ra 20$ cho 1 bài viết và nhận được kết quả, nhiều bài sẽ bị mình loại ngay lập tức nếu trong câu đầu tiên của bài viết không nhắc tới từ khóa cần tối ưu bởi khi thuê mình luôn yêu cầu cần phải có kinh nghiệm viết article chuẩn SEO thì mình mới chấp nhận. Nhiều khi cũng không đảm bảo được điều này do vậy mình sẽ đọc hết và đánh giá nội dung của bài viết, có thể sẽ viết lại đoạn mở đầu.
Vậy ngoài vị trí từ khóa đặt ở tiêu đề, des, h1,h2 thì vị trí từ khóa ở đầu bài viết, sự phân bố từ khóa dọc theo bài viết cũng rất quan trọng.
4. Sử dụng hình ảnh, video trong bài viết
Hình ảnh và video trong bài viết cũng là yếu tố cần quan tâm khi tối ưu nội dung, bạn có thể tham khảo cách tối ưu SEO cho hình ảnh ở bài viết: SEO hình ảnh.
Lời kết
Có lẽ đây là bài viết dài nhất ở khuetran.com về SEO Niche Site hi vọng rằng cùng với bài viết SEO cho Niche Site: Backlink các bạn sẽ có được cái nhìn tổng thể nhất về công việc SEO Niche Site, 2 bài viết này cũng là công việc cần làm và phù hợp với những bạn mới làm Niche Site và NEW NICHE SITE, hi vọng rằng bạn sẽ giúp được nhiều bạn, hãy comment nói lên suy nghĩ của bạn và thảo luận nếu bạn gặp bất cứ khó khăn gì!
Nguồn bài viết blog Khuê Trần
bài viết của bác hay quá
Một bài viết rất chi tiết và đầu tư nội dung rất ok. Rất cảm ơn những chia sẻ của bạn
Anh viết chi tiết quá ạ!! Cảm ơn bài viết của anh.
Các bác check dùm trang web của mình cần chỉnh sửa gì nữa không : http://www.thietbilab.com/
Lâu rồi ko ghé thăm blog pác . Bài viết có đầu tư tốt đấy chứ . Chúc sức khỏe nhé . Rảnh ghé qua blog hay kết bạn nhé .